Nội dung
Để chọn lựa ra dòng máy ép phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình bạn, trước tiên người dùng cần nắm được sự khác nhau giữa các dòng máy ép chậm và máy ép nhanh (ly tâm) và hiểu rõ ưu, nhược điểm riêng của từng loại. Nếu bạn đã quá thông thạo và ưa thích sử dụng máy ép chậm thì đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời giúp bạn có thể chọn được mẫu máy ép ưng ý nhất trong tầm giá trung bình cao từ 6 đến 7 triệu đồng.
Lợi thế của máy ép chậm so với máy ép nhanh (ly tâm)
Máy ép nhanh thường được dùng để ép các loại củ quả cứng như táo, cà rốt, bí đỏ và đặc biệt không thể ép các loại rau và quả mềm. Máy tạo ra nước ép nhờ sử dụng lực từ lưỡi dao sắc bén để cắt nhỏ nguyên liệu. Do sử dụng tốc độ cao lên tới hàng nghìn vòng quay/ phút nên máy rất nhanh nóng, dễ rung lắc và gây tiếng ồn lớn. Bên cạnh đó, cơ chế ép nhanh gây sinh nhiệt sẽ dẫn đến việc phá hủy các chất dinh dưỡng, vitamin và enzymes có trong rau, củ quả, đồng thời khiến nước ép nhanh tách nước và nhiều bọt cặn hơn.
Trong khi đó máy ép chậm lại sử dụng phương pháp ép lạnh với tốc độ trung bình chỉ từ 40 đến 90 vòng/ phút. Máy sử dụng trục ép dạng xoáy ốc có tác dụng nghiền nhỏ vật phẩm để đảm bảo không phá vỡ và giữ lại hoàn toàn dinh dưỡng và khoáng chất có lợi trong nguyên liệu. Đặc biệt máy có khả năng ép đa dạng từ hoa quả, rau xanh cho đến các loại hạt.
Nên mua máy ép chậm nào trong tầm giá từ 6 đến 7 triệu?
Đây là danh sách những dòng máy ép phân khúc từ 6 đến 7 triệu được đánh giá tiêu biểu nhất dựa trên lượt mua và lượt yêu thích từ người dùng tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi phân tích những ưu và nhược điểm của từng dòng máy ép chậm này nhé!
Máy ép trục đứng Biochef 666
Máy ép chậm trục đứng Biochef 666
Biochef 666 là sản phẩm máy ép chậm trục đứng thế hệ mới của thương hiệu Biochef đến từ Australia. Máy được thiết kế một cách đơn giản, nhỏ gọn, tiện lợi giúp bạn dễ dàng đặt nó ở bất cứ đâu trong căn bếp. Bên cạnh đó, Biochef 666 sở hữu công suất 250W cho khả năng ép trái cây khá tốt so với các dòng trục đứng cùng phân khúc. Hiện tại, mẫu máy ép này đang có giá dao động trên thị trường từ 7 đến 7,5 triệu đồng tùy vào chính sách của các đơn vị bán.
Ưu điểm
- Ống tiếp nguyên liệu khá lớn (8cm) giúp bạn có thể đưa được nguyên liệu lớn vào mà không cần cắt nhỏ. Tuy nhiên hạn chế ép theo cách này, bởi về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến độ bền của máy, làm gãy hoặc hao mòn động cơ.
- Các bộ phận được làm từ vật liệu nhựa an toàn cho sức khỏe và môi trường.
- Máy ép chậm hoạt động với tiếng ồn không quá lớn, phù hợp để sử dụng cho các hộ gia đình nhỏ.
- Có 2 lưới lọc kim loại thô và mịn để có thể ép hoa quả cứng, mềm và làm kem.
Nhược điểm
- Dễ gặp vấn đề khi ép rau xanh và cỏ lúa mì (xơ rau bị cuốn vào trục máy gây kẹt, trọng lượng của cỏ lúa mì khá nhẹ nên nếu muốn ép phải cắt nhỏ và ép cùng nguyên liệu khác).
- Khó vệ sinh, đặc biệt khi ép các loại nước hay làm detox nhiều loại rau và trái cây cùng lúc (bã và sơ rất dễ bị kẹt trong lưới lọc và trục ép nên cần mất nhiều thời gian để xử lý và rửa sạch).
- Khi ép các loại hoa quả mềm và quá chín như dưa hấu, ổi hoặc táo sẽ không kiệt và bã thải ra vẫn tồn đọng nước.
- Cần cắt nhỏ các loại rau và củ cứng trước khi ép vì lực ép thẳng đứng nếu bị dồn quá nhiều nguyên liệu lớn một lúc có thể gây vỡ cối.
Máy ép trục đứng Hurom H310A
Máy ép chậm trục đứng Hurom H310A
Chắc hẳn các chị em nội trợ đã không còn xa lạ gì khi nhắc đến thương hiệu Hurom của Hàn Quốc – một trong những cái tên có tiếng trong thị trường máy ép chậm, đặc biệt là máy ép trục đứng. Máy ép Hurom khá phổ biến với nhiều mẫu mã đa dạng và chất lượng khác biệt trong từng phân khúc. Dòng Hurom H310A là phiên bản mini của “đàn anh” trước đó là dòng H300 với mức giá mềm hơn chỉ dao động từ 7 đến hơn 8 triệu đồng. Trong phiên bản lần này, máy được tối giản thiết kế để gọn nhẹ hơn, khoang chứa nhỏ hơn giúp bạn có thể tiện mang đi du lịch.
Ưu điểm
- Miệng chứa rộng có thể chứa một lúc nhiều nguyên liệu, tiết kiệm thời gian ép nước và sơ chế.
- Động cơ máy hoạt động êm ái và ít gây ra tiếng ồn lớn.
- Công nghệ ép chậm giảm thiểu thời gian oxy hóa thực phẩm, giữ lại hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng có trong trái cây và rau củ.
- Thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, hiện đại.
- Có nắp đậy khoang chứa đảm bảo vệ sinh.
- Tốc độ vòng quay chậm giảm thiểu sinh nhiệt giúp máy bền hơn.
- Được làm từ chất liệu nhựa an toàn cho sức khỏe
Nhược điểm
- Nước ép cho ra chậm hơn, công suất 100W yếu hơn phiên bản máy ép chậm H300.
- Lưới lọc nhựa nên nước ép thu được sẽ nhiều cặn lợn cợn hơn các dòng lưới kim loại.
- Máy chỉ có 1 bộ trục và lưới lọc, không có bộ làm kem hoặc đầu phụ kiện riêng nên khi vệ sinh sẽ mất thời gian và vất vả hơn. Nếu chuyển đổi để làm nhiều món ăn cùng lúc sẽ khá bất tiện vì chỉ có một bộ xử lý duy nhất.
- Cần cắt nhỏ khi ép các loại rau, kể cả củ quả dài như cà rốt, khả năng ép rau (đặc biệt là cỏ lúa mì) và củ quả cứng kém hơn các dòng trục ngang.
- Hoạt động theo cơ chế ép đứng nên dễ xảy ra hiện tượng kẹt máy khi ép rau nhiều xơ, đặc biệt là cần tây và rau má.
- Là phiên bản mini nên dung tích khoang chứa sẽ hẹp hơn, mỗi lần không ép được quá nhiều nguyên liệu, phù hợp với gia đình ít người.
Máy ép trục đứng Kuvings C8000
Máy ép chậm trục đứng Kuvings C3000
Kuvings là một trong những thương hiệu máy ép chậm Hàn Quốc được khá nhiều người dùng biết đến chỉ sau Hurom. Có thể nói, các sản phẩm của Kuvings cũng rất được yêu thích và đánh giá là có khả năng ép trái cây ổn định hơn một số dòng máy ép chậm trục đứng khác. Về thiết kế thì máy cũng được tối giản khá nhiều, cân nặng nhẹ hơn, hình thức gọn hơn phù hợp cho người dùng thích những dòng máy đứng ít tốn diện tích. Tuy không được
Ưu điểm
- Thiết kế màu sắc hài hòa, trọng lượng nhỏ gọn phù hợp với diện tích bếp nhỏ.
- Miệng ống ép lớn có thể cho nhiều hoa quả hơn mà không cần cắt quá nhỏ.
- Lưới lọc và dao ép được làm từ kim loại chống ăn mòn và bám bẩn.
- Công nghệ ép tốc độ chậm giúp giảm ma sát và sinh nhiệt .
- Có thể hoạt động liên tục 30 phút và tự ngắt khi máy sinh nhiệt.
Nhược điểm
- Không ép được nhiều các loại rau có đặc thù nhiều xơ, khi ép phải cắt nhỏ vì xơ rau rất dễ bị kẹt trong trục ép và lưới lọc.
- Củ quả vẫn cần cắt nhỏ khi ép, nếu cho cả quả lớn sẽ tạo áp lực mạnh lên cánh ép và gây ra hiện tượng nứt, vỡ trục và khoang ép.
- Độ kiệt khi ép rau xanh chỉ khoảng 7-80% so với các dòng trục ngang.
- Quy trình vệ trinh phức tạp và mất nhiều thời gian hơn các dòng máy ép chậm trục ngang, bạn sẽ cần phải tháo rời và vệ sinh lại các bộ phận nếu như cần ép nhiều nguyên liệu.
Máy ép trục đứng Olivo SJ189
Máy ép chậm trục đứng Olivo SJ189
Olivo SJ189 là thiết bị gia dụng đến từ thương hiệu Olivo của Mỹ. Máy cũng sở hữu kích thước và trọng lượng khá nhỏ, là lựa chọn phù hợp cho những người dùng hay di chuyển với những chuyến công tác dài ngày. Máy ép chậm trục đứng Olivo SJ189 sở hữu thiết kế nhỏ gọn với miệng khoang ép lớn giúp bạn có thể bỏ nhiều nguyên liệu vào cùng lúc và giảm thời gian sơ chế. Tuy không có khả năng ép kiệt tốt như Omega và Hurom nhưng nếu nhu cầu của bạn chỉ dừng lại ở các chức năng ép trái cây cơ bản thì đây vẫn là lựa chọn lý tưởng và phù hợp với túi tiền. Mẫu máy ép này trên thị trường đang dao động với nhiều mức giá khác nhau từ 5 đến 6 triệu đồng.
Ưu điểm
- Được làm từ nhựa an toàn thực phẩm tiêu chuẩn FDA.
- Khoang ép rộng có nắp đậy giúp giảm thời gian sơ chế nguyên liệu.
- Có khe tản nhiệt giúp máy vận hành không bị quá nóng.
- Công nghệ ép chậm sử dụng trục ép để nghiền nhỏ trái cây và rau củ giúp hạn chế phát sinh nhiệt và giảm thời gian oxy hóa thực phẩm.
- Thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, hiện đại.
- Sử dụng lưới lọc kim loại.
Nhược điểm
- Công suất khá lớn 400W nên máy hoạt động sẽ kêu to và ồn hơn các dòng có công suất vừa và nhỏ.
- Dòng trục đứng việc vệ sinh sẽ khó khăn và mất thời gian hơn máy ép chậm trục ngang. Bã và xơ còn sót lại rất dễ mắc kẹt trong lưới lọc, vì vậy khi cọ rửa bạn phải tốn nhiều công sức để gỡ và rửa sạch từng bộ phận. (có thể để lại mùi trong khoang ép nếu không được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi hoạt động)
- Cần cắt nhỏ khi ép các loại rau, đặc biệt là các loại rau nhiều xơ như cần tây và rau má.
- Các dòng trục đứng ép rau thường không được kiệt như trục ngang, tình trạng mắc kẹt bởi xơ rau cũng dễ xảy ra hơn.
- Ép các loại rau nhỏ và mảnh như cỏ lúa mì khá khó khăn, cần phải cắt thật nhỏ và ép chung với loại hoa quả khác.
Máy ép chậm trục ngang Omega CNC82
Máy ép chậm trục ngang Omega CNC82
Nếu như đã trót lỡ mê các dòng máy ép chậm của Omega, thì bạn tuyệt đối không thể bỏ qua mẫu máy ép “toàn năng” Omega CNC82 này, máy thuộc thế hệ thứ 7 trong hệ sinh thái Omega và được sản xuất theo công nghệ của Mỹ trên tiêu chuẩn quốc tế với chất liệu sản phẩm không chứa BPA an toàn cho sức khỏe.
Với phân khúc giá từ 6-7 triệu, có thể khẳng định Omega CNC82 chính là lựa chọn hoàn hảo nhất từ độ bền cho đến tính năng vượt trội. Trong khi các dòng sản phẩm trục đứng cùng phân khúc gặp nhiều hạn chế như dễ bị kẹt rau khi ép nước, khó vệ sinh và bảo dưỡng thì Omega CNC82 lại là mẫu máy trục ngang độc nhất có thể khắc phục toàn bộ những vấn đề này. Máy không chỉ sở hữu nhiều công dụng ưu việt, chức năng hiện đại mà còn vô cùng gọn nhẹ, các bộ phận đều có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh nhanh chóng chưa tới 1 phút.
Ưu điểm
- Ép được đa dạng các loại trái cây rau củ, từ những loại quả mềm như cam, bưởi, quýt, kiwi, chuối…cho đến các củ quả cứng như táo, cà cốt, củ dền,…Đặc biệt máy có khả năng ép rau vượt trội, cho ra lượng nước nhiều hơn đồng thời không bị kẹt xơ vào máy như các dòng trục đứng.
- Ép kiệt hơn, thành phẩm thu được nhiều hơn gấp 2 lần so với máy ép nhanh, khả năng ép trái cây được đánh giá 9/10 so với các dòng Hurom.
- Trục ép xoắn dài hơn tạo sức ép tốt hơn để nghiền nát củ quả cứng.
- Lưới lọc kim loại với lỗ nhỏ giúp giữ lại xơ và bã cặn để phần nước thu được đậm đặc và tinh mịn hơn, ít bọt hơn, màu sắc rau củ quả đậm và tự nhiên hơn.
- Máy sử dụng công nghệ ép lạnh để nghiền nhỏ nguyên liệu với tốc độ chậm mà không phát sinh nhiệt, giảm thời gian oxy hóa thực phẩm, giữ lại đến 99% vitamin, enzymes và khoáng chất.
- Độ ồn thấp, máy hoạt động êm ái nhưng vẫn đủ mạnh mẽ với công suất 200W.
- Vệ sinh máy nhanh và nhàn hơn các dòng trục đứng, ép ngang sẽ hạn chế bị mắc xơ hay bã cặn vào lưới lọc.
- Phụ kiện đi kèm đa dạng, có bộ 6 đầu ép tùy chọn để làm sữa hạt, mì ống, bơ đậu phộng, nước sốt, hay làm kem.
- Có nắp siết bã với 3 chế độ siết giúp bạn tận dụng tối đa nguyên liệu mà không bị lãng phí.
- Phễu lớn hơn chứa được nhiều trái cây và rau quả hơn, tiết kiệm thời gian ép nước.
- Máy có thể hoạt động liên tục 30 phút mà không bị nóng.
- Cấu trúc khung chắc chắn, máy được phủ màu bạc sáng sang trọng, chống bám bẩn và vân tay.
Nhược điểm
- Máy ép chậm sử dụng chuyển động trục ép để nghiền nát trái cây nên quá trình thu được nước ép sẽ chậm hơn một chút so với máy ép nhanh.
- Đối với những loại củ quả cứng với kích thước lớn cần cắt dọc rồi mới cho vào máy ép.
Hầu hết các mẫu máy ép chậm đều có cơ chế hoạt động tương tự như nhau. Đặc biệt là các dòng máy ép trục đứng, nhìn tổng quan ta có thể thấy nhược điểm của các dòng trục đứng đó là khá khó vệ sinh và dễ gặp khó khăn khi ép các loại rau xanh nhiều xơ và quả mềm. Tuy nhiên, điều đó có thể được khắc phục hoàn toàn khi bạn sử dụng các mẫu máy ép chậm trục ngang. Mặc dù vậy, nếu bạn chỉ sử dụng nước ép từ các loại trái cây và thì các mẫu trục đứng vẫn có thể đáp ứng được khá tốt nhu cầu của bạn.
Bài viết liên quan: “Top 5 mẫu máy ép chậm trục ngang tốt nhất chỉ từ 3 đến 5 triệu”